Thứ sáu, 01/08/2014
Nghe
Xem
Nghe trực tiếp (Chỉ trong giờ phát thanh: 8-8:30 và 10-11 giờ tối VN)
8 giờ tối VN
10 giờ tối VN
Lịch phát sóng
Chương trình
Podcast

 Tin tức Việt Nam, biển Đông và thế giới
 Học tiếng Anh qua video
 Trang ảnh

Blog / Cao Huy Huân

Mùa mưa ở Việt Nam

x

Tin liên hệ

  • Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống
  • Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'
  • Hãy sống đúng nghĩa như một hoa hậu
  • Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
  • 'Dâu tây', 'Gà công nghiệp', và ý thức hệ của người trẻ
  • Ảnh hưởng văn hóa hay dòng chảy văn minh? Lệ thuộc kinh tế hay tự do thương mại?

Ðường dẫn

  • Cao Huy Huân: Người Việt trẻ
Cao Huy Huân

Tháng Năm âm lịch, tháng của những cơn mưa nhiệt đới tầm tã ở miền Nam. Hồi nhỏ tôi mê nhất cái tháng Năm này, là bởi vì tháng này là tháng nghỉ hè, tháng có tết Đoan ngọ, và cũng là tháng có nhiều trái cây ngon nhất. Xứ gì mà thiên nhiên ưu đãi dữ vậy! Bước ra đường mùa mưa này tha hồ thấy đủ món ngon. Đầu ngõ nhà tôi là cái chợ tự phát nhỏ, mấy cô mấy chị buôn bán đủ thứ. Nào là chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,… toàn trái cây ngon. Rồi thêm cả đặc sản vải thiều từ miền Bắc nữa. Ăn cho đã thèm mà thôi.

Còn nhớ lúc nhỏ mê ăn sầu riêng lắm. Thời đó sống giữa cái đất nước gì mà nghèo dễ sợ. Nghèo đến mức sầu riêng của quê hương trồng ngon vậy mà cũng không dám mua nhiều. Để dành tiền đong gạo nấu cơm. Mẹ đi làm trưa xách về quả sầu riêng thơm nức mũi. Bà nội để dành cơm trưa xong khui ra cho mỗi người một múi. Chỉ riêng mẹ lẳng lặng dành phần lại cho vào tủ. Thấy mẹ nói nhỏ gì với nội rồi đi làm. Mẹ đi rồi nội phán cho một câu làm bọn trẻ con chúng tui ngơ ngác, “Tội nghiệp mẹ nó, khi nào tụi nó ăn sầu riêng tràn họng rồi mới tới lượt mẹ nó ăn”. Vậy là đến chiều canh mẹ đi làm về, nhỏ em gái tôi lúc đó cũng chừng bốn năm tuổi gì đó, chạy ra ôm cổ mẹ nói lí nhí: “Mẹ ơi mẹ tràn họng chưa mẹ?”. Mẹ cười, đi vô tủ lấy phần sầu riêng đưa cho nó. Cái thời nghèo của gia đình tôi cũng êm đềm trôi qua…

Mới mấy hôm trước ba tôi đi làm về xách theo một cái bọc to tướng, trong đó chắc cũng cỡ 2 kí lô nấm. Thứ nấm dài dài, trắng trắng nhìn bình thường. Ba nói đó là nấm mối. Hỏi ba mới biết nấm mối là đặc sản, người miền Nam dành đãi khách quý. Nấm này không trồng được mà hoàn toàn thiên nhiên cho nên vừa quý vừa đắt. Ba tôi nói, nấm mối chỉ trổ hai tháng là tháng Năm và tháng Bảy âm lịch. Loại nấm này mọc lên sau những cơn mưa đầu mùa, nơi những ụ mối đùn lên. Bà nội tôi nói nấm mối giống con ma, ai mà “yếu bóng vía” thì không bao giờ thấy nó. Nấm mối mọc ở chổ nào thì năm sau chổ đó sẽ có nấm mối tiếp. Khi hái nấm mối tuyệt đối phải dùng tay nhẹ nhàng nhổ từng cây nấm lên, nếu dùng dao hay dụng cụ bứng nấm mối thì mùa sau không có nấm mà ăn. Nấm mối thì ngon thôi rồi, vừa ngọt vừa dai như thịt gà. Nấu canh, xào mướp, nấu cháo, hay thậm chí cuộn lá lốt nướng cũng ngon tuyệt vời. Cũng hai mươi mấy tuổi đầu rồi mà tôi mới có may mắn biết qua món ăn ngon như vầy. Quả thật nấm mối hiếm và ngon như vậy. Thiết nghĩ, những thứ quý hiếm như vậy rất khó bị tác động từ phía con người.

Mùa mưa này cũng là mùa của những chú ếch mập ú. Tôi còn nhớ lúc tôi còn nhỏ, chú Chín kế bên nhà cứ đến độ này lại xách đèn pin tối tối đi soi ếch. Ếch mùa mưa kêu ráo trời. Chú Chín bắt đầu lụi cụi đem dụng cụ soi ếch tự chế ra. Thường là cỡ trời sập tối, ếch bắt đầu bài ca đồng bằng của chúng. Chú Chín nhẹ nhẹ lần theo con đê, lắng tai nghe tiếng ếch kêu để định vị. Lúc này cái đèn pin gắn trên cái nón đội trên đầu của chú Chín sẽ phát huy hiệu quả. Loài ếch thật là kỳ lạ, khi thấy ánh sáng là chúng ngồi yên bất động và hướng mắt về nơi phát ra ánh sáng. Đoạn, chú Chín canh chính xác và đâm một phát thật dứt khoát cái cây ba chĩa tự chế về phía con ếch tội nghiệp. Thế là xong đời một em! Chú Chín kể, ngoài đi soi ếch ban đêm, ban ngày người ta còn men theo con lạch, dùng cây chĩa đâm vô mấy cái hang ốc hang còng nơi ếch tránh nắng. Ngày xưa ếch nhiều, tha hồ mà bắt. Bây giờ người ta đông, nhu cầu ăn cũng nhiều, ếch đồng cũng thưa thớt, chỉ còn ếch nuôi, thịt không ngon bằng. Thịt ếch đồng đem nướng muối ớt, hay xào sả ớt thì ăn cơm ba chén chưa thấy no. Bà nội tôi thì hay đem ếch nấu canh lá giang, một loại lá hơi chát, có vị chua thanh. Thịt ếch nấu canh chua lá giang, thả thêm vài khoanh ớt đỏ, cùng với chén nước mắm nhĩ dằm ớt thì hết sẩy.

Xứ miền Nam này kể ra thì vô số món ngon theo mùa. Mới chỉ có mùa mưa này thôi mà đủ món ăn chơi thỏa cái thú ở đời. Ai đi xa xứ mà không nhớ cho đặng. Chim trời cá nước mênh mông vậy, nên dân mình cũng sáng tạo ra đủ món ngon. Cộng thêm cái tính người miền Nam thật thà hay lam hay làm, thích ăn ngon, cho nên có ngồi cả tháng cũng kể ra không hết món ngon. Quả thật, tôi không dám tự hào gì nhiều, chỉ tự hào được may mắn làm người Việt Nam, được thỏa cái thú ăn uống đúng mùa đúng điệu. Mà nghe đâu món ăn Việt Nam cũng được thế giới bắt đầu công nhận rồi mà. Món ăn Việt Nam mặn ngọt chua cay đắng chát, đủ thứ vị trên đời, mà đa số lại tốt cho sức khỏe nữa. Có điều, vẫn chưa được nhiều người biết đến nên cũng còn ít phổ biến như món Tàu, món Nhật, món Thái.

Ba tôi nói món ăn Việt Nam phong phú lắm nha. Nền ẩm thực Việt Nam ảnh hưởng bởi một chút Trung Hoa, một chút Khmer, một chút Pháp. Còn chưa kể ẩm thực miền Bắc, miền Trung, miền Nam cũng khác nhau. Rồi phải kể ẩm thực cung đình Huế cũng là một gia tài quý giá, rồi lại ẩm thực thời khẩn hoang Nam bộ cũng lại phong phú thêm. Giáo sư Trần Văn Khê có nói, dân xứ Việt coi trọng chuyện ăn uống, cho nên mới nói “học ăn, học nói, học gói, học mở”, tức là ăn phải là cái đầu tiên cần được học. Rồi phải kể người Việt hay dùng từ “ăn” ghép vô các động từ khác, kiểu như “ăn học”, “ăn chơi”, “ăn nói”, “ăn mặc”, “ăn ở”… Cái gì cũng có “ăn” hết. Nói vậy không phải nói là người Việt ham ăn, mà chỉ muốn nói nghệ thuật ẩm thực là một điều rất quan trọng đối với người Việt, và thường thì người Việt ăn uống rất cầu kỳ.

Dân xứ mình sống giữa tài nguyên thực phẩm dồi dào là vậy. Kho tàng món ăn cũng phong phú là vậy. Thiết nghĩ phải cùng nhau giữ gìn kể cả tài nguyên và cả kho tàng đó để đời sau không phải hối tiếc. Lại nghĩ, các cuộc chiến tranh xảy ra đều do con người ganh ghét, và tham lam mà ra. Đừng để có chút ít món ngon đem dâng cho ngoại ban thưởng thức, chẳng khác nào xẻ thịt trâu mời cọp. Có một người đàn anh nói với tôi, chúng ta đã chứng kiến chiến tranh lãnh thổ, chiến tranh năng lượng, sắp tới sẽ là chiến tranh lương thực. Có chiến thắng được không là do lòng người có kiên định không, khối óc có đủ minh mẫn không. Tháng Năm âm lịch, ngẫm chuyện đời qua những món ngon.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Diễn đàn này đã đóng.
Trình bày ý kiến
Ý kiến
     
bởi: Nhô từ: Hoa Kỳ
05.07.2014 09:02
Không mưa cũng nhớ không gian

Mà lạ lắm, sống ở xứ người làm như thiếu nữ cả thiên hạ đều như cạo trọc. Mỗi lần nhớ về VN, nhớ những mái tóc dài. Thương lắm tóc dài ơi! Nhạc sỹ Phú Quang cũng có nổi nhớ nổi mơ như Nhô. Sống ở Sài gòn, Phú Quang mơ về Hà Nội. Ta mơ thấy em, ở nơi kia xa lắm, một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà nội run run gió heo may. Hà nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, ta vội vả quay về để nghe tim mình run run theo gợn nước Hồ Gươm.

Hà nội lạ lắm! Gần là thương. Xa là nhớ.....

Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá rét
Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm.
Yếm rách còn ngăn được gió
Tình em giang dỡ, yếm nào che?

Nghe ca sỹ nhạc đỏ Anh Thơ hát bài này, nức lòng người viễn xứ.

Phú Quang là người Hà Nội, và là người Cộng Sản Hà nội hiện thực chủ nghĩa. Ông hát chùa cho sinh viên, nhưng chặt đẹp bọn có tiền mới nổi bằng giá của mỗi tắm vé nghe hát đắt hơn một tháng lương công nhân lao động. Ông chọn vào học Nhạc viện Hà nội vì ở đó sinh viên được hưởng khẩu phần thịt nhiều ký lô hơn khẩu phần của các sinh viên các trường đại học khác. Học viện âm nhạc Hà nội nơi đào tạo ra những giọng hát bằng vàng, góp phần thắng lợi cho hai cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng dân tộc, thống nhất sơn hà tổ quốc. Trong khi đó Học viện Quốc gia Ân nhạc Sài gòn thời Chế độ vong nô VNCH không đào tạo nổi một .... "con hát". Cả một chế độ không có lấy một giàn nhạc Giao Hưởng. Vậy mà thầy trò các bạn dân chủ cứ nhơn nhơn ra điều ta đây!

Nhạc đỏ Hà nội, đỏ rực một Trường sơn ào ào lá đỏ. Hẹn em nhé, giữa Sài gòn....Đường ra trận mùa này đẹp lắm. Đó là những vần thơ đẹp lãng mạn cách mạng.

Chế độ vong nô Sài gòn không có chính nghĩa. Chính nghĩa gì khi chế độ được lãnh đạo bởi tên Trung sỹ khố đỏ tốt nghiệp ở trường Đập Đá năm 1948. Mà năm đó thì Pháp đã tái chiếm Đông Dương, chính phủ Cách Mạng của cụ Hồ rút về An Toàn Khu Việt Bắc. Ai chỉ huy tên Trung sỹ Khố đỏ kia? Tên Trung sỹ khóa đỏ kia chiến đấu cho ai, ăn lương tiền ai phát, đeo quân hàm ai giắn? Thực dân Pháp phát lương tiền, sỹ quan Pháp giắn quân hàm cho hắn, trực tiếp chỉ huy hắn đi lùng xục giết hại những người yêu nước kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Không có chính nghĩa, thi ca toàn một mùi mốc, buồn và chết:

"Tôi buồn khóc như buồn nôn/
Tôi buồn chết như buồn ngủ".

Đấy! Thơ Phục Sinh của Thanh Tâm Tuyền đấy. Thơ như thế mà gọi là thơ à? Cháo không ra cháo, cơm không ra cơm. Trên sống dưới khê, tứ bề nhão nhoẹt!

bởi: Nhô từ: Hoa Kỳ
04.07.2014 07:58
Không được "trong vắt" như tự quảng cáo. Bài này cho thấy bạn đã có nhiều cố giắng để được "trong sáng".

Viết về các món ăn dân tộc mà mẹ nấu ở nhà, viết kiểu nào cũng hấp dẫn. Cũng như khi người ta viết về mẹ, viết dở cũng thành hay.

Sống ở vùng Little Saigon quanh năm khô ráo, gió biển mát hây hây, Nhô cũng nhớ những cơn mưa Huế, Saigon, Hà nội. Ai sống qua các mùa mưa VN, kỷ niệm mang theo suốt đời. Mưa Huế buồn sâu lắng. Sài gòn sau cơn mưa đẹp dịu dàng như một thiếu nữ vừa thức dậy sau giấc ngủ dài với tay chân thắm mệt. Hà nội mưa phùn gió bấc đã từ lâu trở thành là một huyền thoại văn chương. Mưa Xuân miền quê cha đất tổ xứ Bắc là mưa đẹp nhất trần gian. Mưa có mặt trong mọi lĩnh vực thi ca VN. Mưa giúp con người VN gần nhau hơn. Nhiều chuyện tình trai gái bắt đầu từ một hiên phố dưới cơn mưa. Mưa gợi lại cho Nhô nhiều kỹ niệm êm ̣ềm, mỗi khi nhớ lại khiến mình cười tủm tỉm.

Huy Cận có bài thơ Buồn Đêm Mưa, Đêm mưa làm nhớ không gian. Sống ở xứ người, Không mưa cũng nhớ không gian/ Lòng run run lạnh nổi hàn bao la....Thì cũng là tứ thơ của Lửa Thiêng cả đấy. Sống ở xứ người, "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Ôi! Nổi nhớ trường giang buồn điệp điệp.

Nhớ lắm! Nhớ những môi thơm, mái tóc mềm....

bởi: Vô danh
03.07.2014 12:58
@Pbl: ẩm thực nước ta đang dạng là nhờ ơn bác đảng, còn lên ngôi là kết quả chọn lọc của tổ tiên hàng ngàn năm. Từ cái mùa xuân 75 đáng nhớ đó, con gì ngọ nguậy là cũng được thử hết. Nếu không chết thì ta cứ tiến tới không ngại chi mùi vị.

Miền nam trước 75 đâu có ăn tạp như thế, sau khi được đổi đời mọi người hóa lợn heo hết, rau muống ăn như điên. Dân Miên cũng thế thôi, họ cũng nói là họ biết đến nhiều món là 'nhờ' 4 năm dưới chế độ Khmer đỏ. Thế mới biết sống không phải để mà ăn, nhưng ăn để mà sống. Thiết tưởng cái bạn lộn gọi là 'dân tộc' chính là các món 'đảng tập', chứ tổ tiên ta qua hàng ngàn năm cũng chưa biết đến hay phổ biến các món ăn quái dị đó đại trà.

vn trong những năm sắp mở cửa, những chú bé bưng nước lèo còn thừa của khách húp ngon lành tại chỗ. Tớ thấy cả đứa chui xuống gầm bàn để lượm một khúc xương thừa khách đang ngồi ăn vừa ném xuống. Thoạt nhìn cứ tưởng như chú bé này có chó cưng ở nhà. Nhưng do có nghe người nói qua, tớ biết 'bầy chó' đó chính là anh chị em của chú. Chút thịt thừa còn dính lại và tủy của cả một khúc xương to là cả một bữa thịnh soạn. Nghĩ đến đủ đê mê hơn chiếc bánh vẽ kia. Nếu có chú chó nào gần đó, chẳng biết ai sẽ thắng ai. Nhưng mà đây là điều không tưởng, trong cái thiên đàng này, mọi thứ nhúc nhích đều sợ bóng người. Chim chóc thấy người đều hoảng loạn, ngay cả lũ ruồi cũng phải liều thân như những Kamikazee của Nhật năm xưa mới có của ăn.

Từ ngày vào 'hỏa ngục' xứ này tớ nhận thấy nhiều điều buồn cười. Không chỉ người mập mạp mà ngay cả côn trùng, thú hoang cũng phì lũ. Những chú kiến uể oải lôi những vụn bánh mì trong công viên, những chú ruồi ú nú chậm chạp bay lượn, sóc chim ngây thơ đứng nhìn người không sợ hải. Nhất là mấy chú bồ câu tròn trịa bay lựơn đầy thành phố, rôti là khỏi chê. Dân Mỹ ở đây mua hạt cho chim, sóc ăn; chẳng phải làm bằng gạo bắp không thôi, mà còn có hạt huớng dương, kê, mè ... lại còn tẩm vitamin nữa, mỗi bao nặng bằng bao gạo của người ăn ở đây 50Lb. Đây là đồ hổn hợp như thực phẩm cho gà ăn, nhưng chỉ để nuôi chim ngắm cho vui mắt thôi.

Món ăn vn ở đây được ưa chuộng phải là món 'cung đình' không phải rau luộc hay cà pháo đâu. Thậm chí mấy món ăn trong các đám cưới vn cũng chưa phải là xuất sắc nhất. Ngày mới qua đây buồn vô hạn, trong nổi cô đơn đó còn là vì chẳng thích nghi được các món ăn ở đây. Bây giờ về vn phải mất thời gian mới quen được, dù rằng vẫn ăn cơm mỗi ngày, nhưng đồ ở 'đây' không hoàn toàn như ở 'bển'. Dù là nhiều món, đến từ bốn phương, món bánh vẽ bác tìm nơi đây không ra đâu. Nếu có bán thì chẳng bao lâu sẽ bị dẹp tiệm ngay, đặc biệt là món 'độc lập tự do hạnh phúc' của ta thì vắng bóng ở chốn này, nhưng ai cần loại bánh vẽ này khi mọi người quá dư thừa chúng?

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
03.07.2014 11:39
TG chỉ công nhận những món ăn VN được làm từ thịt gia súc (heo, bò, gà). Với những món "chim trời cá nước" thì họ cực kỳ bài xích vì gây ra sự mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường sống.

Người VN ăn rất tạp, con gì có thịt đều có thể ăn và nghĩ ra đủ thứ cách chế biến. Thậm chí những loài côn trùng như dế cơm, bò cạp cũng ăn tuốt. Con đuông (sâu dừa) nhìn bề ngoài rất ớn nhưng ăn thì béo ngậy. Con cà cuống thường được dầm vào nước mắm để cho nước mắm có vị cay nhìn bề ngoài giống như 1 con gián khổng lồ (thành ngữ VN "cà cuống chết đến đít vẫn còn cay"). Rắn là con vật bị dân nhậu săn lùng nhiều nhất trong các loài bò sát. Rắn gì cũng ăn, trừ rắn lục (con rắn này có thể cắn chết người nếu cấp cứu không kịp, thịt chả bao nhiêu, tốc độ lại nhanh nên dân nhậu mới để yên cho nó, nhưng nếu bắt được thì họ cũng không quên đem nó ngâm rượu). Tiếp theo là các loài bò sát có hình dạng thằn lằn, từ lớn như cá sấu cho đến nhỏ như con rắn mối đều nhậu tuốt. Tiếp theo nữa là ếch, nhái, cóc, ễnh ương, nhỏ như con chằng hiu cũng không buông tha. Các loài nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, hàu, mực là món khoái khẩu, cá đuối, bạch tuộc thịt dai nhách vẫn bị làm "mồi". Sao biển, cầu gai là những động vật thủy sinh dưới đáy biển vốn chả ai động đến cũng bị người VN cho "lên đĩa". Ngay cả giun biển, đỉa biển nhìn thấy mắc ói, phát rùng mình cũng bị người ta săn vì giá cả khá cao. Đây chỉ mới là 1/10 danh sách bị nêu lên.

Thịt chó tuy gây tranh luận khá gay gắt trong xã hội nhưng nói chung cũng chả ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái. Những con vật bị đánh bắt tự nhiên (người VN chưa tìm ra cách để nuôi) thì chả thấy ai nói gì.

Nấm mối mà chú Huân kể ở trên là loại nấm có hương vị rất ngon. Nấm này do con mối trồng. Chỉ cần dùng cây nhọn thọc xuống chỗ mọc nấm sâu chừng nửa mét thì chỗ đất đó sẽ bị sụp xuống. Đó chính là tổ mối. Con mối ăn thực vật mục nát. Nếu để nó làm tổ trong nhà thì những vật dụng làm bằng gỗ sẽ bị nó phá hủy (kể cả gỗ công nghiệp đã qua xử lý hóa học cũng bị nó xơi tuốt).

Điểm đặc biệt của món ăn VN là, hầu hết đều phải dùng nước chấm (mắm, tương, muối tiêu chanh) và ăn kèm với rau sống. Chỉ riêng món lẩu mắm đã phải ăn kèm với hơn 20 loại rau sống khác nhau. Tuy nhiên, nếu rau sống không được làm sạch kỹ lưỡng thì sẽ gây ra đủ thứ bệnh khó lường. Về quê xem người ta trồng rau sống là hết muốn ăn.

Cái gì cũng vậy, đều có mặt tốt và mặt xấu, có nhân thì cũng có quả. Chúng ta ăn quá nhiều động vật thiên nhiên cho sung sướng cái khẩu vị thì kèm theo đó là sâu bệnh mọc lên ùn ùn, mùa màng nông nghiệp bị thất bát. Động vật biển cũng vậy, con này là thức ăn của con kia, chúng ta săn bắt 1 loài nào đó quá nhiều sẽ chặt đứt chuỗi thức ăn này ảnh hưởng dây chuyền trên bình diện tổng quát. Thiết nghĩ, chúng ta nên hạn chế những món ăn "dân tộc" chế biến từ động vật thiên nhiên. Nếu muốn ăn động vật thiên nhiên, ta cần nghĩ ra cách để nuôi chúng hơn là đánh bắt tự nhiên.

bởi: 1
03.07.2014 10:52
Tác giả nhắc lại nhiều kỷ niệm của một thời đã qua. Thứ gì cũng rẻ như bèo nhưng chẳng có tiền để mua. Một gói xôi, sắn luộc, sơ ri, cóc, ổi cũng là những thứ thần tiên; chỉ trừ rau muống, mồng tơi, rau đay, cà pháo, khoai sắn là chẳng ai mơ ước nữa vì đã quá no đủ rồi.

Lần đầu mới nghe nói về nấm mối. Giống quý hiếm ấy sao chỉ mọc hai tháng 7, 5. Chỉ là rau cỏ mà sao nghe 'đài các', tầm thuờng mà sao lại giống cá tôm. Ở thời no đủ hôm nay, người ta lại thích ăn rau, đặc biệt loại quý tộc, ăn rau nhưng tưởng là ăn thịt; chứ thuở chưa xưa lắm, dân ta ăn rau nhưng mơ tưởng về thịt cá. Bên bữa cơm đạm bạc người ta luôn tưởng tượng giấc mơ cung đình mới nuốt nổi, nào là cao lương tắm mình trong lợn sũa(khoai sắn), nào là trân châu để nuốt chứ chẳng đeo(cà), nào là khúc ruột ngàn dặm thoảng mùi tỏi nồng nuốt hoài chẳng hết(rau xào). Thứ gì động đậy ngo ngoe đều quý cả, thậm chí có bài báo khoa học phổ thông quảng cáo về tính thần tiên của giun đất như một loại đạm quý hiếm cho người. Mọi thứ ở xh 'ta' thời đó đều quý và hiếm cả.

Có một thứ mà dân Việt đã từng mơ ước, nhưng chỉ được nếm sau ngày 75. Đó là món bánh vẽ, bánh này chỉ có một tên, nhưng nhiều kiểu. Loại bánh này khi mới ngắm nhìn làm say mê lòng người. Lắm anh bỏ gia đình họ hàng tôn giáo của cải hạnh phúc để chạy theo. Ôi bánh chi mà khuynh nước đảo điên lòng người, hấp dẫn hơn mỹ nữ giai nhân? Đó là bánh độc lập tự do, bánh làm theo năng lực huởng theo nhu cầu, bánh toàn dân làm chủ nhưng đã có nhà nước quản lý ... bánh vẽ. Ai ăn bánh này chẳng còn sống ở trên đời. Kẻ ăn bánh này, ăn cơm nhà nhưng vác ngà voi, thân thể suy tàn vì hồn đang mơ tưởng xa xăm ở cỏi khác.

Kẻ nào chân chất ngây thơ, đớp bánh này kể như rồi đời, nghiện như xì ke ma túy chẳng thể thoát ra. Kẻ sống sót là kẻ giả vờ ăn, giả vờ phê, nhưng lại ban phát cho kẻ khác ăn thay mình. Đó là kẻ thành công ở đời, là kẻ sống còn trong xh ta. Vì thế, khi xh tồn tại lâu đủ, những kẻ ngây thơ sẽ bị tiêu hủy hết, kẻ còn tồn tại là những đứa 'lờn' thuốc. Nói chẳng có ai tin, vì kẻ nói có tin điều mình nói bao giờ. Nhưng vẫn phải làm thôi, vì đây là căn bệnh trầm kha xh; thoạt đầu là quảng cáo, nhưng sau trở thành bệnh nói láo. Láo nhiều nhưng cứ tưởng là quảng cáo. Trong xh ta, con người không sống chỉ bởi cơm bánh, nhưng còn là mọi lời do bác đảng phán ra. Vì thế, nhân ta ăn ít ... nghe nhiều.

bởi: 2
03.07.2014 10:51
Ăn ngon ai cũng thích, biết ăn ngon và biết làm thành món ngon là một đặc điểm của một nền văn hóa cao. Tuy nhiên chỉ thích ăn ngon thôi, đó là một tật rất xấu như nhiều tật xấu khác. Điều mà tôi không thấy nói ở sách vở

bao giờ. Người thích ăn ngon thuờng là kẻ kén ăn, khi cơm canh chẳng được như ý họ sẽ khó chịu lắm. Con người không phải là thần thánh, đã mang kiếp người chúng ta bị giới hạn rất nhiều: thời gian để sống, không gian và

vật chất quanh ta, khi năng lượng chỉ có ra và không vào đủ, chủ thể đó sẽ suy sụp hoặc nổi loạn.

Đó là vì sao, các nước tiền tiến khi cải tổ xh, ăn uống cũng là một trong những mục tiêu của họ. Món ăn thuờng ngày của Âu Mỹ đơn giản, không quá nhiều bát đĩa, thuờng chỉ một cái đĩa thôi, tất cả đều trộn hết vào. Đừng

tưởng vội là nồi cháo heo, họ đơn giản trong ăn uống, nhưng mỗi món có vị riêng đặc biệt. Mới ở xứ này, chúng ta không quen dầu mỡ nên hơi ngán, ở lâu biết gọi bạn sẽ có nhiều ngạc nhiên nếu tiền không là vấn đề. Trong

các trường công cộng, các gia đình lợi tức hàng năm yếu, con cái sẽ được ăn miễn phí và phải làm quen với cách ăn này.

Dễ ăn dễ sống, đơn giản trong ăn uống, nhưng không thể thiếu đạm, calori cần thiết mỗi ngày cũng như phải lành mạnh, đó là tiêu chuẩn trên hết của mọi tiêu chuẩn. Ở lâu trong xh Mỹ, bạn sẽ không thấy có sự lừa dối trong

các hàng thực phẩm. Họ không tạo ra một món đồ chỉ để bán mà không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Mọi thứ đều được làm những vật liệu THẬT và TỐT NHẤT. Bơ sữa, mật ong, đậu(nut) gồm nhiều loại: hạnh

dẻ, điều, phộng, hạnh nhân... Có nhiều thứ xem là quý hiếm ở ta, lại được dùng trong những thứ rất bình thuờng hàng ngày, ví dụ mật ong họ trộn trong nhiều loại bánh và nước uống.

Những thứ 'giả' thuờng có mục đích riêng của họ, không phải là lường gạt, ví dụ nước giải khát không đường nhưng ngọt dành cho béo phì, vì có bỏ đường hóa học nhưng được ghi rõ. Ăn uống ở đây không phải hồi hộp.

Đó là kết quả không chỉ bởi giàu có, nhưng còn là bởi một ý thức đạo đức cao ở đây cũng như luật pháp nghiêm khắc chặt chẽ.

bởi: 3
03.07.2014 10:50
Đó là ăn nhanh, chứ những bữa tiệc lớn thì hoàn toàn khác. Ăn bữa tối ở các nhà hàng lớn thì cầu kỳ khác hẳn, nhiều món và nhiều phụ gia. Âu châu năm xưa là xứ ôn đới, ít vật liệu nấu nướng, họ dùng nhiều phụ gia huơng

liệu phơi khô. Tuy ít vật liệu ban đầu, nhưng họ chế ra nhiều kiểu sản phẩm khác nhau. vn thì khác, chúng ta có nhiều vật liệu tự nhiên, ít có sản phẩm chế biến thêm ngoài việc phối hợp các sản phẩm tự nhiên nguyên thủy lại

với nhau mà thôi. Do đk khí hậu ưu đãi, vn cũng ưa chuộng tươi sống hơn khô, nhiều khi thái quá. Cá ếch bị xỏ dây để còn tươi, dù tủ lạnh chẳng thiếu, trước khi lên chảo cũng chịu nhiều khổ ải mới được luân hồi; ở Âu Mỹ

như thế là ngược đãi súc vật.

Món ăn vn một ngày nào đó sẽ lên ngôi, tôi tin chắc như vậy. Đó là vì trang trí, huơng vị và cũng lành mạnh hơn nhiều món ăn khác. Nếu nói về lợi ích cho sức khỏe, có lẽ chỉ có Ý mới sánh được; món Nhật và Đại hàn cũng

ít dầu mỡ, nhưng ít rau cỏ và hơi mặn. Người ngoại quốc cũng ăn nhiều rau, nhưng rau họ không giống ta. Điều lớn nhất ngăn chặn món Việt chính là nước mắm, nhiều khách Mỹ không chịu được mùi này. Tuy vậy những nhà

hàng đông khách ngoại quốc đã biết là giảm nhiều sự nặng mùi của nước chấm này, đó là món đầu tiên bạn phải thành thạo nếu muốn thành công, và bạn sẽ ngạc nhiên khi có một số khách Mỹ húp ngon lành. Tiếc là vn chỉ ở

đây chưa được 40 năm, Tàu thì đã đến đây những năm 1870 khi làm tuyến đường sắt xuyên đông tây, dù rằng đa số đã về nước, nhưng họ vẫn còn dấu ấn ở đây rất sớm. Nhật Đại hàn thì từ sau thế chiến thứ 2.

Việc tổ chức dạy nấu ăn cho dân Việt để mở nhà hàng nên được suy nghĩ nghiêm túc, vì đó là cách làm giàu nhanh cho dân tộc. Đấy là nghề ít vốn, dễ khởi nghiệp. Ở đây, dân Mỹ bình dân hay ăn tiệm lắm. Đa phần nấu

nướng dỡ và thích ăn ngon, ăn ngoài phải vài lần mỗi tuần, nếu không muốn nói là mọi ngày cho những gia đình không con cái hay độc thân. Một điều đáng nói ở đây không phải là chỉ nấu ăn, mà còn là cách quản lý điều

hành, yếu tố hàng đầu cho sự thành công ở đây. Một số nhà hàng không hẳn nấu ăn ngon đặc biệt, nhưng giỏi điều hành mà thành giàu có. Khách Mỹ lịch sự, bạn phạm một lỗi lầm, họ không ồn ào đâu, và bạn sẽ chẳng bao

giờ gặp lại họ nữa. Lỗi lầm không thể tha thứ được nếu họ thấy sự cẩu thả của bạn trong món ăn. Đĩa bát dơ hay có mùi, bàn ghế thoảng mùi nước mắm, hay đĩa rau có lá héo bẩn, duyên hội ngộ chỉ có thế thôi.

Một điều tế nhị nhưng tôi cũng muốn nói thẳng ở đây mà không ngại tai tiếng. Xin đừng để những bí quyết quan trọng lọt vào tay người Trung quốc, họ giấu nghề lắm. Ngày làm bồi ở một nhà hàng Tàu, một lần tôi xuống

bếp để thúc đầu bếp nấu ăn nhanh vì khách đã đợi nữa giờ rồi. Thằng đầu bếp vừa thấy bóng đã sừng sộ chặn ngay ở cửa đầy nghi ngờ, tò mò nhìn vào trong thì nó cũng lấy người che không cho thấy, chẳng hiểu có món

nào nấu thịt người chăng mà giấu kỹ vậy, nhìn cũng không cho. Sau lần đó, họ dặn tôi, muốn gì thì nói cho người ở ngoài. Thế là đủ hiểu.

Chương trình dạy nấu ăn hàng ngày ở đây do đầu bếp Tàu phụ trách, chẳng thấy món nào giống ở nhà hàng cả. Tất cả đều lạ lẩm và hổ lốn. Nếu có món nào bạn thấy tương tự, thì nội dung và gia vị cũng hoàn toàn khác ở

nhà hàng. Ăn nhà hàng Tàu bạn nhận ra chung một điều, hầu hết đều giống nhau như thể cùng một lò ra, khác tiểu tiết thôi. Thế mà không có ai tiết lộ cho dân Mỹ hay, đó là lời thề với sư tổ trước khi học nghề hay sao?

Khác với đầu bếp Mỹ, Ý, Mễ, Việt, họ mang hết cố gắng của họ để chỉ cho khán giả và vui mừng khi có ai tiếp nhận tinh hoa văn hóa của quốc gia họ. Có lẽ người Tàu thực tế hơn, họ không cần tiếng khen, họ thích nghe

đồng đô la leng keng sướng tai hơn. Nhiều nhà hàng Tàu bây giờ cũng xen lẫn món Việt, nhưng lạ lùng, ví dụ gỏi cuốn chấm xì dầu. Quả là bên kia biên giới là Tàu, bên này lãnh thổ vẫn là vn.

bởi: tùng từ: sai gòn
03.07.2014 03:56
Không biết bạn Huân bây giờ ở đâu? .Nhưng tôi rất xúc động vì bạn nhớ đến những ngày vui lúc còn thơ ở tại quê hương yêu dấu.Tôi cũng thong tin cho bạn biết hiện nay ở nước mình Soài riêng ,dưa hấu đã có quanh năm và giá rất rẻ.chôm chôm nhản của Việt nam ngon nhất thế giới.dỉ nhiên còn rất nhiều loai trái cây khác rất ngon ai cũng có thể mua được, không phải dành riêng cho nhà giàu như lúc xưa.Gạo bây giờ không phải là vấn đề để toan tính cho tất cả mọi người ,người ta chỉ tính toán hơn thua nhau trong các nhu cầu về sinh hoạt.Còn về chử ĂN xin bổ xung một từ được ghép them là ĂN....HIẾP.Nhưng nghĩa chữ ghép nầy nhẹ hơn chử ghép them.

Blog

Quyền được biết

Vụ giàn khoan hiệp 1 coi như đã kết thúc. Nói hiệp 1 vì hầu như ai cũng biết TQ sẽ không bao giờ từ bỏ ý định lấn chiếm
Thêm

Putin trong ống ngắm

Ông Putin đang trong tình thế không bình thường chút nào. Con người luôn chăm lo hình ảnh của mình đang bị 'chiếu tướng'
Thêm

Cái sảy nảy cái ung là vậy

Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia
Thêm

Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?

Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động
Thêm
Các bài viết khác

Bạn đọc làm báo

Từ thư của Huỳnh Tấn Mẫm đến thư ngỏ của 61 Ðảng viên CS, chỉ là sự phản tỉnh nửa vời

Công luận trong và ngoài nước đang quan tâm bàn tán về một Thư ngỏ của 61 đảng viên CS từng giữ các chức vụ cao cấp trong bộ máy của Ðảng và Nhà nước Việt Nam
Thêm

Việt Nam nên sớm khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế

Việt Nam có đầy đủ hồ sơ, tài liệu lịch sử về chủ quyền, việc khởi kiện TQ ra trước Tòa án Quốc tế sẽ giúp cho VN chiếm được nhiều lợi thế
Thêm

Thư ngỏ gửi Quốc hội Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam

Tôi là một nhà báo, nhà văn, viết kịch và nhà nghiên cứu độc lập chuyên nghiệp từ những năm 1990
Thêm

Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn màng

Tôi thành tâm mong Huỳnh Tấn Mẫm sẽ có thêm nghị lực, quyết tâm để có được những hành động tiếp theo trong những ngày tới
Thêm

Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?

Trong khi dư luận trong và ngoài nước xôn xao và phản ứng mạnh mẽ trước sự kiện Cty Formosa Hà Tĩnh gửi công văn cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
Thêm
Các bài viết khác
Bài được xem nhiều nhất
  1. Một số lãnh đạo Đảng CSVN chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung
  2. Putin trong ống ngắm
  3. Nga đả kích vòng chế tài mới của Mỹ và phương Tây
  4. Việt Nam bị chỉ trích 'vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng'
  5. Báo cáo viên của LHQ ‘bị giám sát chặt’ ở Việt Nam
Bài được chia sẻ nhiều nhất
  1. Putin trong ống ngắm
  2. Nga đả kích vòng chế tài mới của Mỹ và phương Tây
  3. Việt Nam bị chỉ trích 'vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng'
  4. 'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'
  5. EU nêu tên 5 ngân hàng Nga chịu chế tài
Bài được bình luận nhiều nhất
  1. Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan (124)
  2. Dân biểu Mỹ gửi thư lên Tổng thống phản đối TPP cho VN (81)
  3. Đảng viên cao tuổi kêu gọi VN đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế (78)
  4. Một số lãnh đạo Đảng CSVN chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung (61)
  5. Báo cáo viên của LHQ ‘bị giám sát chặt’ ở Việt Nam (48)
Ảnh/Video được xem nhiều nhất
  1.  Thế giới qua ảnh ngày 30 tháng 7, 2014
  2.  Thế giới qua ảnh ngày 31 tháng 7, 2014
  3.  Nigeria truy tìm hơn 30.000 người có thể bị nhiễm virus Ebola
  4.  Nga hứa bảo vệ ngân hàng mình tránh chế tài mới của Mỹ
  5.  Góc nhỏ Hà Nội
JavaScript của bạn đang tắt hoặc bạn có phiên bản Flash Player cũ của Adobe. Hãy trang bị Flash player mới nhất.
Chuyên gia quốc tế bắt đầu điều tra hiện trường máy bay Malaysia rơii
▶ || 0:00:00
... ⇱  
  • 268p / 2,0MB
  • 358p / 3,0MB
  • 480p / 6,0MB
 
🔇
X
01.08.2014
Tin tức: http://www.voatiengviet.com, http://www.facebook.com/VOATiengViet Một nhóm chuyên gia đã đến được địa điểm nơi máy bay mang số hiệu MH 17 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine, sau nhiều ngày không thể tiến hành điều tra vì bạo lực quanh khu vực do phe ly khai kiểm soát. Xem thêm: http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo Nếu không vào được VOA dù đã đổi DNS, xin các bạn hãy vào vn3000.com để vượt tường lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook!
Video

 Chuyên gia quốc tế bắt đầu điều tra hiện trường máy bay Malaysia rơi

Một nhóm chuyên gia đã đến được địa điểm nơi máy bay mang số hiệu MH 17 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine, sau nhiều ngày không thể tiến hành điều tra vì bạo lực quanh khu vực do phe ly khai kiểm soát
Video

 Israel quyết tâm phá hủy mạng lưới đường hầm Hamas

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố quân đội Israel quyết tâm phá hủy mạng lưới đường hầm xuyên biên giới của các phần tử chủ chiến, bất chấp là 'có lệnh ngừng bắn hay không'
Video

 TQ: Học giả người Uighur bị buộc tội chia rẽ nhà nước

Các tổ chức nhân quyền và Mỹ kêu gọi Trung Quốc phóng thích một học giả Uighur nổi tiếng, ông Ilham Tohti, bị buộc tội 'chia rẽ nhà nước.'
Video

 Tân Ðại sứ TQ cam kết 'làm tất cả' để củng cố quan hệ với VN

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để củng cố quan hệ chiến lược toàn diện với Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông ở Hà Nội
Video

 Báo cáo viên LHQ: 'VN vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo'

Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc, nhận định rằng những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo có xảy ra ở Việt Nam, nhưng cũng có một số dấu hiệu tiến bộ trong lãnh vực này